PHÂN BIỆT VẢI DỆT KIM DỆT THOI

[ Điểm đánh giá5/5 ]1 người đã bình chọn
Đã xem: 151 | Cật nhập lần cuối: 4/1/2023 4:02:42 PM | RSS

Vải dệt thoi và vải dệt kim được biết đến là 2 hình thức chính trong dệt vải được sử dụng phổ biến trong các trang phục hiện tại. Để hiểu biết chi tiết hơn về 2 công nghệ này cũng như nắm bắt cách phân biệt rõ vải dệt thoi và dệt kim, Khang Thịnh Uniform xin được chia sẻ cho bạn một vài nét cơ bản dưới đây

1. Vải Dệt Kim

Vải dệt kim là chất vải được tạo thành từ các sợi tơ kết lại với nhau theo cách thức xen kẽ. Độ đàn hồi của chất liệu vải này vô cùng tốt bởi vì có kết cấu đặc biệt. Ở thời điểm hiện tại, thường nổi bật với 2 loại vải dệt kim là dệt 01 mặt và dệt 02 mặt. Khi dệt, các sợi sẽ được uốn cong theo vòng.

Các vòng sợi kết nối với nhau theo một quy luật dệt nhất định để tạo nên tấm vải dệt kim hoàn chỉnh. Điểm đặc trưng của chất liệu vải này là có cấu trúc vòng sợi. Các vòng sợi có thể sắp xếp theo hướng cột dọc hoặc ngang. Khi nhìn vào tấm vải bạn sẽ thấy có đường zigzag đối xứng Vải thu được gọi là một loại vải dệt kim và nó sau này được sử dụng trong hàng may mặc như áo thun, áo nỉ, vv

Thuộc tính của vải dệt kim

Vải dệt kim nổi bật với những thuộc tính sau:

  • Chúng có tính đàn hồi vốn có tự nhiên
  • Bề mặt của vải thoáng mát, mềm, xốp.
  • Tính co giãn của vải đạt đến giá trị cao.
  • Dù chịu tác động lớn thì vải vẫn giữ vững được form dáng của mình.
  • Khả năng giữ nhiệt của vải tốt nhưng không cản trở quá trình trao đổi chất giữa cơ thể cùng với môi trường.
  • Vải không dễ bị nhàu, khá dễ trong quá trình giặt ủi
  • Cung cấp các đặc tính cách điện

Nhược điểm chính của loại vải này là dễ bị quăn mép và tuột vòng sợi.

Mặc dù có rất nhiều loại vải dệt kim có sẵn trên thị trường, cho các mục đích khác nhau, nhưng chúng có các thuộc tính chung của các loại vải dệt kim:

Vải dệt kim là gì? Tính chất, phân loại và ứng dụng của vải dệt kim

2. Vải Dệt Thoi

Dệt thoi là phương pháp phổ biến được sử dụng để tạo ra cấu trúc của vải. Nó là việc xen kẽ sợi như là một cách để sản xuất các loại vải. Mỗi sợi được gọi là sợi dọc (Vertical) hoặc sợi ngang (Horizontal) và chúng được đan xen kẽ vuông góc với nhau để tạo ra một cấu trúc vải. Hệ thống sợi dọc được xếp nằm theo chiều dài của tấm vải. Trong khi đó, các sợi ngang sẽ được thiết kế nằm theo chiều ngang của tấm vải. Sợi dọc – ngang liên kết với nhau theo một quy tắc nhất định. Kết quả là tạo ra vải dệt thoi và cũng có các biến thể được thực hiện để làm các loại vải khác nhau

Vải dệt thoi thường được ứng dụng rất nhiều trong lĩnh vực sinh hoạt, thời trang, y tế và bảo hộ lao động.

Thuộc tính vải dệt thoi

Vải có những thuộc tính nổi bật như:

  • Cấu trúc bền tốt, không dễ bị tuột vòng hay hư hỏng khi sử dụng.
  • Bề mặt của vải vô cùng khít, ít kẽ hở.
  • Ít co giãn hơn các loại vải dệt kim
  • Vải rất dễ bị nhăn, đặc biệt biểu hiển rõ ở các phân loại vải cotton, lanh…
  • Vải ít bị quăn mép như dệt kim.
  • Kiểu dệt và phân loại đa dạng hơn so với dệt kim.

Tìm hiểu về dệt kim dệt thoi và vải không dệt

3. Phân biệt vải dệt kim và vải dệt thoi

3.1 Phân biệt bằng quan sát thớ vải

  • Vải dệt thoi: Đối với chất liệu vải này, bạn cần kéo căng một chút sẽ phát hiện. Bởi vì, sợi ở mép vải luôn dễ bị lỏng và tuột ra bên ngoài. Bạn có thể linh hoạt hơn bằng cách kéo tấm vải theo chiều rộng và chiều ngang. Nếu như phát hiện thấy các sợi chỉ lỏng lẻo nằm ở bên mép vải thì bạn lập tức có thể khẳng định được đó là vải dệt thoi.
  • Vải dệt kim: Chất liệu vải này được phân loại thành 2 kiểu chính là vải dệt kim sợi dọc và sợi ngang. Mặc dù quy cách đan xen của chúng giống nhau nhưng khi nhìn vào bề ngoài bạn sẽ phát hiện các điểm khác biệt. Cụ thể, vải dệt kim sợi ngang thường có hình V rất rõ ràng. Trong khi đó, vải dệt kim sợi dọc lại được đan phức tạp hơn, các sợi chỉ không rõ ràng, chúng chỉ đơn giản có kết cấu như một đường sọc.

3.2 Phân biệt bằng cách thử kéo căng vải

Khi vải dệt kim được kéo dọc theo chiều ngang, nó sẽ giãn ra đáng kể. Nếu kéo giãn theo chiều dọc, nó sẽ chỉ có thể kéo dài được một chút.

Hầu hết các loại vải dệt thoi không thể kéo dài theo chiều dọc của vải, và chỉ có thể giãn rất ít theo chiều ngang của vải.

3.3 Phân biệt bằng khả năng chống nhăn của vải

  • Khi bạn nắm và vò vải dệt kim trong tay, chúng sẽ không bị nhăn. Ngược lại, chúng sẽ trở lại trạng thái ban đầu, phẳng và không có dấu vết bị nhăn.
  • Với vải dệt thoi thì chỉ cần bạn nắm mẫu vải đó và buông ra thì sẽ thấy vải bị nhăn ngay lập tức. Chúng sẽ không thể phục hồi lại form dáng ban đầu nếu như khách hàng không là ủi.

3.4 Phân biệt biên vải

  • Thông thường, các mẫu vải dệt kim sẽ được bán dưới dạng cuộn ống hoặc cắt khổ. Ở dạng này, biên vải thường có vết hồ cứng và chảy dọc theo 2 bên. Đây chính là phương pháp chống vải bị quăn mép mà các nhà thiết kế đã sáng tạo ra.
  • Vải dệt thoi, biên vải sẽ chạy thẳng dựa theo hướng sợi dọc. Biên vải được cấu thành vô cùng mềm và chắc chắn. Nếu như bạn xé ngang khổ vải thì vải có thể tách ra theo từng kết cấu sợi khác nhau.

Vải dệt kim hay dệt thoi đều được Khang Thịnh sử dụng để tạo ra những bộ đồng phục đẹp mắt cho khách hàng. Nếu bạn đang tìm đồng phục cho nhân viên của mình thì hãy liên hệ ngay với Khang Thịnh. Tại Khang Thịnh chúng tôi chuyên sản xuất các loại áo quần đồng phục như áo thun, áo khoác, BHLĐ, ... Khang Thịnh luôn không ngừng phát triển các lợi thế của mình về các mặt hàng chủ đạo

  • Hotline : 0949323604
  • Zalo,call: 0949323604
  • Email : maianhkdkhangthinh@gmail.com
  • Website : http://aogiodongphuc.vn/

Địa chỉ : 60/72 Xuân Thới Thượng, Ấp 3, Xã Xuân Thới Thượng, Huyện Hóc Môn, TPHCM